ADESDEN

Ý nghĩa của các thông số trên camera trên smartphones hiện nay : Megapixel,CMOS, Aperture, ISO .....

Ý nghĩa của các thông số trên camera trên smartphones hiện nay : Megapixel,CMOS, Aperture, ISO .....


    Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Những chiếc smartphones là những vật liệu không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Việc lựa chọn 1 chiếc điện thoại phủ hợp với nhu cầu giải trí cũng trở nên vô cùng quan trong với chúng ta. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về cách chọn 1 chiếc smartphone có camera đẹp và ý nghĩa của các thông số trên camera. Điều đó có thể giúp bạn có thể chọn 1 chiếc điện thoại phù hợp với nhu cầu chụp ảnh của các bạn. 


1. Megapixel 
     Số chấm càng lớn thì chụp ảnh càng đẹp là quan niệm chung của đa số của người dùng. Chúng ta cùng nhau đi vào chi tiết :
     Megapixel (viết tắt là MP), hay thường được gọi một cách ngắn gọn và đậm chất Việt Nam là "chấm". Một MP tương ứng với một triệu điểm ảnh (1.000 x 1.000 pixel) - từ đó có thể thấy camera 20MP phổ biến trên thị trường hiện nay sẽ có 20 triệu điểm ảnh. Về cơ bản, camera có nhiều điểm ảnh thường tốt hơn. Nhờ ưu thế này, bạn có thể phóng to hoặc cắt xén hình ảnh mà không phải quá lo lắng chất lượng ảnh bị giảm sút (bể hạt, mờ nhòe).


2. Khẩu độ (Aperture)
      Đi song song với số chấm thì khẩu độ là một yêu tố vô cùng quan trọng. Nó phản ánh độ sáng của 1 bức ảnh hay người ta hay gọi là khả năng phơi sáng của 1 chiếc camera trên những chiếc smartphone hiện đại.
      Trong thực tế các bạn có thể thấy rằng . Nhiều những chiếc điện thoại có số chấm cao nhưng chụp ảnh vào ban đêm hay điều kiện thiếu sáng lại mờ và không rõ nét. Đó là sự quan trọng của khẩu độ ra đời.
Khẩu độ (ống kính) máy ảnh, là độ mở của cửa điều sáng tại vị trí ống kính của máy ảnh làm nhiệm vụ điều chỉnh lượng sáng khi chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đột nhập vào ống kính.
      Khẩu độ (hay độ mở) của ống kính càng lớn tức là trong 1 khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Đó là một phần quyết định tốc độ của ống kính. Những ống kính có khẩu độ càng lớn thì càng đắt.
  


     Như vậy, giá trị khẩu độ càng nhỏ thì độ mở của ống kính càng lớn (khẩu độ F/1.8 sẽ lớn hơn F/3.5). Lượng ánh sáng vào càng nhiều thì ống kính hoạt động càng nhanh - giảm thời gian phơi sáng sẽ hạn chế các yếu tố nhiễu, rung... và có thể chụp được các đối tượng chuyển động với tốc độ nhanh như thể thao, động vật hoang dã... Ngoài ra, trong điều kiện thiếu sáng, ống kính có độ mở lớn sẽ là một lợi thế rất hiệu quả.

3. Độ nhạy sáng ISO và tốc độ màn trập
     Độ nhạy sáng ISO giúp kiểm soát mức nhạy của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng đi vào cảm biến. Một thiết lập ISO càng cao sẽ làm cho cảm biến máy ảnh càng nhạy sáng, cho phép bạn chụp ảnh ở một nơi tối. ISO cũng có thể ảnh hưởng đến ảnh của bạn theo các cách khác nhau.


     Tốc độ màn trập là thời gian màn trập ở phía trước cảm biến hình ảnh mở ra. Trong khi màn trập mở, cảm biến hình ảnh được phơi sáng để từ đó hình ảnh được tạo ra. Màn trập mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào cảm biến hình ảnh càng nhiều. Ví dụ: Nếu tốc độ màn trập thay đổi từ 1/60 giây đến 1/30 giây, lượng ánh sáng đi vào sẽ tăng gấp đôi. Cùng với khẩu độ - yếu tố góp phần điều chỉnh lượng ánh sáng từ ống kính đi vào, tốc độ màn trập cũng là một trong những yếu tố quyết định mức độ phơi sáng.
Đây là kết quả chụp thác nước với ba tốc độ màn trập thay đổi khác nhau (Ảnh: Sony)
  • Ảnh [1] được chụp với tốc độ 1/1250 giây, tốc độ nhanh nhất trong số 3 tốc độ màn trập. Vì thời gian màn trập mở ngắn nên màn trập bắt dính khoảnh khắc mà ở đó chuyển động của nước trông như dừng lại.
  • Ảnh [2] được chụp ở tốc độ 1/20 giây. Vì nước đang chảy trong lúc màn trập mở nên ảnh trông sôi nổi, sống động hơn.
  • Ảnh [3] được chụp ở tốc độ 1/4 giây, tốc độ màn trập chậm nhất. Việc mở màn trập trong một khoảng thời gian dài đã cho ra kết quả hình ảnh nước chảy mềm mại như lụa. ( Nguồn : Thegioididong.com)

    4. Kích thước cảm biến
     Cảm biến hình ảnh với công nghệ số như CCD và CMOS đang được ứng dụng trên các thiết bị di động nói riêng và các thiết bị hình ảnh số nói chung. Cảm biến CMOS có lợi thế về tốc độ khung hình và khả năng thực hiện xử lý điện tử trên vi xử lý. Nhưng so với CCD, thì CMOS có xu hướng tạo ra hình ảnh chất lượng thấp hơn với độ nhiễu cao, đặc biệt là trong các tình huống ánh sáng yếu.
Hiện tại, thị trường máy ảnh trên điện thoại di động đều sử dụng cảm biến CMOS với hai công nghệ: FSI (front-side illumination) và BSI (back-side illumination). Trong công nghệ FSI, ánh sáng đi qua ống kính, bộ lọc màu và hệ thống dẫn trước khi nó vào diode tách sóng quang. Bóng bán dẫn sẽ làm giảm lượng ánh sáng thu vào và ảnh hưởng tới độ nhạy sáng. Trong công nghệ BSI, ánh sáng đi qua mà không có sự phản xạ từ dây kim loại của bóng bán dẫn trong các điểm ảnh. Kết quả là cảm biến hình ảnh BSI thu thập nhiều ánh sáng hơn FSI và do đó có độ nhạy sáng tốt hơn.

Nokia Lumia 930 (ảnh trên) và Lumia 1520 có cùng kích thước cảm biến camera 1/2.5 inch
Tóm lại, kích thước cảm biến camera là một trong số những yếu tố quyết định đến chất lượng ảnh chụp trên smartphone; kích thước càng lớn càng có lợi trong quá trình nhiếp ảnh trên di động. ( Nguồn : thegioididong.com)


5. Tổng kết :
Dựa vào các thống ố trên ta đã có thể hiểu được và cách lựa chọn 1 chiếc điện thoại có camera đẹp rồi đúng không ạ. Ngoài các thông số đó ta có thể tham khảo thêm các thống số khác như:  Ổn định hình ảnh (hoặc chống rung), HD và 4K, Định dạng RAW, Phền mền sử lý và ứng dụng...
     Trên đây là bài viết của mình có sự tham khảo từ nhiều nguồn trên mạng xã hội. Qua đó mình muốn tìm hiểu công nghệ và những lĩnh vực trong cuộc sống. Mình hy vọng nhận được ý kiến đóng ngóp từ các bạn để mình có thể hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn!

Bài viết : Tuân Nguyễn
Tag : Công Nghệ

Bình Luận

0 Komentar untuk "Ý nghĩa của các thông số trên camera trên smartphones hiện nay : Megapixel,CMOS, Aperture, ISO ....."

Back To Top